Văn bản pháp luật áp dụng:
- Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
- Thông tư 166/2013/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính thuế
1. Các trường hợp được coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
2. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
- Lập khống hóa đơn
- Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc
- Lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên
- Dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác
- Cho/bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Cho/bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách
3. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ/hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
4. Mức xử phạt
– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 1 đến 3 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế tùy theo mức độ vi phạm (vi phạm lần đầu, lần thứ 2,3… có tính tiết tăng nặng)
(Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC)
– Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Mức xử phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định).
(Khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
5. Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp
⇒ Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán
- Thuế GTGT: Không kê khai thuế GTGT đầu vào, hạch toán thuế GTGT vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế
- Thuế TNDN: Hạch toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế
⇒ Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán
- Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc DN đã xin hoàn thuế, DN sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính
- Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh chi phí đã hạch toán sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp này, sẽ ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể bị truy thu và phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính
Lưu ý: Trong một số trường hợp: Doanh nghiệp còn bị xử phạt về hành vi xuất khống hóa đơn đầu ra (do đầu vào không hợp pháp).
Ban tư vấn ThangLong-TDK-MB