fbpx
  • facebook
  • youtube
  • pinterest
  • CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG - T.D.K
  • T.D.K - 升龍審計和定價有限公司
  • Thang Long - T.D.K Auditing And Valuation Company Limited

Quy định chi tiết về năng lực của giám đốc quản lý dự án

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ NĂNG LỰC CỦA GIÁM ĐỐC QUẢN LÝ DỰ ÁN

THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 59/2015/NĐ-CP VÀ THÔNG TƯ 16/2016/TT-BXD


1. Giám đốc Quản lý dự án là gì?

Giám đốc quản lý dự án là người được Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án phân công là người đứng đầu để thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án một dự án đầu tư xây dựng cụ thể. (Khoản 7 – Điều 2 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP)  Screen Shot 2016-08-13 at 11.07.30 AM

2. Điều kiện chung của một Giám đốc Quản lý dự án là gì?

Trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án. (Khoản 2 – Điều 54 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP) Screen Shot 2016-08-13 at 11.08.36 AM
Có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp. (Khoản 2 – Điều 54 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP)     Screen Shot 2016-08-13 at 11.09.36 AM

3. Theo từng cấp hạng Giám đốc Quản lý dự án cần đạt những yêu cầu ra sao?

Ngoài điều kiện chung, một Giám đốc Quản lý dự án ở từng cấp hạng cần tuân thủ một trong những điệu kiện cụ thể tương ứng như sau: (Khoản 2 – Điều 54 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

Hạng I :
  • Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I
  • Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I;
  • Đã từng là Giám đốc Quản lý dự án của 01 dự án nhóm A cùng loại;
  • Đã từng là Giám đốc Quản lý dự án của 02 dự án nhóm B cùng loại;
  • Đã từng là Chỉ huy trưởng công trường hạng I.
Hạng II :
  • Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II;
  • Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II;
  • Đã từng là Giám đốc Quản lý dự án của 01 dự án nhóm B cùng loại;
  • Đã từng là Giám đốc Quản lý dự án của 02 dự án nhóm C cùng loại;
  • Đã từng là Chỉ huy trưởng công trường hạng II.
Hạng III :
  • Có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III;
  • Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III;
  • Đã từng là Giám đốc Quản lý dự án của 01 dự án nhóm C cùng loại;
  • Đã từng là Chỉ huy trưởng công trường hạng III.

4. Phạm vi hoạt động của từng cấp hạng như thế nào? (Khoản 3 – Điều 54 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

Hạng I : Được làm Giám đốc Quản lý dự án tất cả các nhóm dự án
Hạng II : Được làm Giám đốc Quản lý dự án nhóm B, nhóm C
Hạng III : Được làm Giám đốc Quản lý dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

5. Các yêu cầu trên dành cho Giám đốc QLDA khi áp dụng hình thức quản lý dự án nào?

Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước cần lựa chọn Giám đốc quản lý dự án đảm bảo các yêu cầu kể trên khi áp dụng các hình thức quản lý dự án sau đây: (Khoản 1 – Điều 54 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP)

  • Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực;
  • Tư vấn quản lý dự án;
  • Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án;
  • Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án.

6. Một số quy định chung về Chứng chỉ hành nghề thiết kế, giám sát cần chú ý.

  • Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 năm, khi hết thời hạn phải làm thủ tục cấp lại (Khoản 3 – Điều 44 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 năm trở lên (Điểm a – Khoản 2 – Điều 45 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 năm trở lên (Điểm b – Khoản 2 – Điều 45 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp (Điểm c – Khoản 2 – Điều 45 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

7. Điều kiện cụ thể cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.

  • Hạng I: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 2 (hai) công trình cấp II và đã tham gia thiết kế, ít nhất 1 (một) công trình cấp I trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề (Điểm a – Khoản 2 – Điều 48 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề (Điểm b – Khoản 2 – Điều 48 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng III: Đã tham gia thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề (Điểm c – Khoản 2 – Điều 48 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

8. Điều kiện cụ thể cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng.

  • Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại (Điểm a – Khoản 2 – Điều 49 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại (Điểm b – Khoản 2 – Điều 49 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
  • Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại (Điểm c – Khoản 2 – Điều 49 – Nghị định 59/2015/NĐ-CP).

9. Hình thức thi sát hành cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Việc sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo hình thức thi trắc nghiệm (Khoản 1 – Điều 8 – Thông tư số 17/2016/TT-BXD).
  • Đề thi sách hạch gồm 15 câu hỏi về kiến thức chuyên môn và 10 câu hỏi về kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề được lấy ngẫu nhiên từ bộ câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian sát hạch tối đa 30 phút (Khoản 2- Điều 8 – Thông tư số 17/2016/TT-BXD).
  • Số điểm tối đa cho mỗi đề sát hạch là 100 điểm, trong đó điểm tối đa cho phần kiến thức chuyên môn là 60 điểm, điểm tối đa cho phần kiến thức pháp luật là 40 điểm. Cá nhân có điểm sát hạch từ 80 điểm trở lên mới đạt yêu cầu để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân được miễn sát hạch về kiến thức chuyên môn thì kết quả sách hạch về kiến thức pháp luật phải đạt số điểm từ 32 điểm trở lên (Khoản 3 – Điều 8 – Thông tư số 17/2016/TT-BXD).

———– Tác giả:
Ông Nguyễn Như Duẩn
Trưởng phòng kiểm toán xây dựng ThangLong-T.D.K-MB

Chia sẻ để thành công

ThangLong-TDK-MB

Sứ mệnh của Chúng tôi là cung cấp dịch vụ có chất lượng vượt trội, giá thành hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu và lợi ích chính đáng của khách hàng. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển và cam kết trở thành “Người đồng hành tin cậy”.
Hỗ trợ Online