fbpx
  • facebook
  • youtube
  • pinterest
  • CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG - T.D.K
  • T.D.K - 升龍審計和定價有限公司
  • Thang Long - T.D.K Auditing And Valuation Company Limited

Mức lương tối thiểu vùng 2018

Nghị định 141/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/01/2018 đã thay thế cho Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng cho người lao động cụ thể như sau:

I. Mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối tiểu So với 2017
VÙNG I 3.980.000/tháng Tăng 230.000 đồng
(tương đương tăng 6,13%)
VÙNG II 3.530.000/tháng Tăng 210.000 đồng
(tương đương tăng 6,33%)
VÙNG III 3.090.000/tháng Tăng 190.000 đồng
(tương đương tăng 6,55%)
VÙNG IV 2.760.000/tháng Tăng 180.000 đồng
(tương đương tăng 6,98%)

Lưu ý: Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

II. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

  1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
  2. Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
  3. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

III. Tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn 2018

Căn cứ:

  • Luật Bảo hiểm xã hội 2013
  • Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014
  • Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
  • Luật Việc làm 2013
  • Luật Công đoàn 2012
  • Nghị quyết 34/NQ-CP cho phép giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động tại Điều 57 Luật Việc làm từ 1% xuống còn 0,5%
1. Tỷ lệ trích
Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp Người lao động Tổng
Bảo hiểm xã hội 17.5% 8% 25,5%
Bảo hiểm y tế 3% 1,5% 4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp 0.5% 1% 1,5%
Kinh phí công đoàn-đoàn phí 2% 2%
Tổng 23% 10,5% 33,5%
Mức lương tối thiểu vùng 2018 áp dụng đối với người lao động

Mức lương tối thiểu vùng 2018 áp dụng đối với người lao động

2. Cách xác định mức lương tham gia BHXH
  • Mức lương tham gia BHXH:
    • Mức lương tối thiểu vùng Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc 20 tháng lương cơ sở
    • Mức lương cơ sở hiện tại là: 1.300.000 đồng/ tháng
    • Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở tăng lên 1.390.000 đồng/ tháng (Quyết định 1916/QĐ-TTg)
  • Mức lương tham gia BHTN: ≤ 20 tháng lương tối thiểu vùng

Lưu ý:

  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
  • Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Mức lương tối tiểu Người lao động đã qua đào tạo
(+ ≥ 7%)
VÙNG I 3.980.000/tháng 4.258.600/tháng
VÙNG II 3.530.000/tháng 3.777.100/tháng
VÙNG III 3.090.000/tháng 3.306.300/tháng
VÙNG IV 2.760.000/tháng 2.953.200/tháng
3. Các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2018

Căn cứ:

  • Theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH
    • Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
    • Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Cụ thể:

a. Mức lương

  •  Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương hai bên đã thỏa thuận.
  •  Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

b. Phụ cấp lương

  •  Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
  •  Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động. Cụ thể:
    • Phụ cấp chức vụ, chức danh
    • Phụ cấp trách nhiệm
    • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    • Phụ cấp thâm niên
    • Phụ cấp khu vực
    • Phụ cấp lưu động
    • Phụ cấp thu hút
    • Những phụ cấp có tính chất tương tự…
4. Khoản không tính đóng BHXH

Các khoản chế độ và phúc lợi như

  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động,
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  • Khoản hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị TNLĐ, BNN và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

Từ khóa tìm kiếm:

  • mức tiền lương tối thiểu vùng 2018

Chia sẻ để thành công

ThangLong-TDK-MB

Sứ mệnh của Chúng tôi là cung cấp dịch vụ có chất lượng vượt trội, giá thành hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu và lợi ích chính đáng của khách hàng. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển và cam kết trở thành “Người đồng hành tin cậy”.
Hỗ trợ Online