fbpx
  • facebook
  • youtube
  • pinterest
  • CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG - T.D.K
  • T.D.K - 升龍審計和定價有限公司
  • Thang Long - T.D.K Auditing And Valuation Company Limited

Hướng dẫn các thủ tục về Bảo hiểm thất nghiệp

Văn bản pháp luật áp dụng

  • Luật việc làm năm 2013
  • Nghị định 28/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
  • Quyết định 595/QĐ- BHXH
  • Công văn 2159/BHXH-BT
1. Định nghĩa bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động làm việc theo HĐLĐ có các trường hợp (1):

  • Không xác định thời hạn
  • Xác định thời hạn
  • Mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

(1)
– Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
– Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
  • Thời điểm đóng: là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Mức đóng:
    Doanh nghiệp: 0.5% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN
    Người lao động: 1% tiền lương tháng
  • Mức lương tháng làm căn cứ trích đóng:

Mức lương tối thiểu vùng ≤ Mức tiền lương tháng đóng BHTN ≤ 20 tháng lương tối thiểu vùng

4. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

A. Trợ cấp thất nghiệp
B. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
C. Hỗ trợ học nghề
D. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

A. Trợ cấp thất nghiệp

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (3)
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kế từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (4)

(3) Trừ trường hợp
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

(4) Trừ trường hợp 
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Chết.

2. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu
  2. Sổ bảo hiểm xã hội
  3. Bản chính hoặc bản sau có chứng thực
    • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn
    • Quyết định thôi việc
    • Quyết định sa thải
    • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
    • Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

3. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp × 60%

Lưu ý:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
  • Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

Ví dụ: Bà A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau:
– Từ ngày 01/9/2013 → 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng
– Từ ngày 01/09/2014 → 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng.
– Từ ngày 01/1/2015 → 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động.
– Ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

⇒ Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014).

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là:

(2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.

4. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Số tháng đóng bảo hiểm Thời gian hưởng
Từ đủ 12 tháng đến 36 tháng 3 tháng
Mỗi 12 tháng đóng thêm + 1 tháng
Tối đa không quá 12 tháng

Lưu ý:

  • Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo tháng dương lịch.
  • Mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp thất nghiệp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày.

Ví dụ: Ông D được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D tính từ ngày 11/3/2015 đến ngày 10/6/2015. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:
– Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ nhất từ ngày 11/3/2015 → 10/4/2015;
– Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai từ ngày 11/4/2015 → 10/5/2015;
– Tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ ba từ ngày 11/5/2015 → 10/6/2015.

5. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Lưu ý:
– Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Hướng dẫn các thủ tục về Bảo hiểm thất nghiệp

Hướng dẫn các thủ tục về Bảo hiểm thất nghiệp

B. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

1. Quyền lợi: Người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm.

2. Trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm

  1. Người lao động nộp phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 cho trung tâm dịch vụ việc làm
  2. Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và kết nối việc làm phù hợp với người lao động
  3. Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 để người lao động tham gia dự tuyển lao động.
  4. Trung tâm dịch vụ việc làm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ NLĐ

C. Hỗ trợ học nghề

1. Quyền lợi: NLĐ được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở đào tạo.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:

a. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Đề nghị hỗ trợ học nghề theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
b. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Đề nghị hỗ trợ học nghề;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy xác nhận việc chấm dứt HĐLĐ
– Sổ bảo hiểm xã hội.

3. Giải quyết hỗ trợ học nghề

  1. NLĐ nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm
  2. Trung tâm dịch vụ việc làm xem xét hồ sơ và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả
  3. Trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc sở LĐTBXH quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động(5)
    (Trong vòng 15 ngày)

(5) Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

D. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

(ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG)

1. Điều kiện để được hỗ trợ:

  • Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ
  • Gặp khó khăn hoặc vì lý do bất khả kháng(6) buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có
  • Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ
  • Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

(6) Những trường hợp được coi là bất khả kháng, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.

2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ

  1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ
  2. Phương án thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt
  3. Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm
  4. Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ
  5. Văn bản xác nhận của tổ chức bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ

3. Mức hỗ trợ:

  • Tối đa 01 triệu đồng/người/tháng
  • Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng
  • Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc:
    • Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng
    • Từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng

4. Giải quyết hỗ trợ

  • Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho Sở LĐTBXH
  • Sở LĐTBHXH thẩm định, phê duyệt phương án đào tạo và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc hỗ trợ
  • UBND tỉnh ra quyết định quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người sử dụng lao động
  • Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thanh quyết toán

Chia sẻ để thành công

ThangLong-TDK-MB

Sứ mệnh của Chúng tôi là cung cấp dịch vụ có chất lượng vượt trội, giá thành hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu và lợi ích chính đáng của khách hàng. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển và cam kết trở thành “Người đồng hành tin cậy”.
Hỗ trợ Online