- Tổng quan danh mục
- Danh mục tài khoản
- Danh mục tiền tệ
- Danh mục nhóm đối tượng
- Danh mục đối tượng
- Danh mục hợp đồng
- Danh mục bộ phận
- Danh mục yếu tố chi phí
- Danh mục nhóm định mức
- Danh mục khoản mục phí
- Danh mục sản phầm công trình
- Danh mục dạng nhập xuất
- Danh mục kho hàng
- Danh mục kệ hàng
- Danh mục nhóm vật tư hàng hóa
- Danh mục vật tư hàng hóa
- Danh mục nhóm tài sản
- Danh mục nguồn vốn
- Danh mục mục đích sử dụng
- Danh mục lý do tăng giảm tài sản
Mục lục
- D. Kế toán sản xuất – giá thành
- Lệnh sản xuất
- Phiếu xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng
- Phiếu nhập lại nguyên vật liệu từ phân xưởng
- Phiếu nhập thành phẩm
- Phiếu chuyển thành phẩm
- Phân bổ giá thành – quy trình tính giá thành sản phẩm
- Phân bổ giá thành – dư dầu sản phẩm
- Phân bổ giá thành – vật tư chưa sử dụng đầu kỳ
- Phân bổ giá thành – sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Phân bổ giá thành – vật tư chưa sử dụng cuối kỳ
- Phân bổ giá thành – phân bổ chung
- Phân bổ giá thành – phân bổ trực tiếp
- Phân bổ giá thành – phân bổ hệ số
- Phân bổ giá thành – phân bổ tỷ lệ
- Phân bổ giá thành – phân bổ định mức
- Phân bổ giá thành – tính giá thành
- E. Kế toán tài sản, công cụ, chi phí
- Đăng ký tài sản
- Sửa tài sản
- Đăng ký công cụ, chi phí
- Sửa công cụ, chi phí
- F. Kế toán tổng hợp
- Phiếu kế toán
- Hóa đơn hủy
- Hóa đơn bổ sung
- Chứng từ ngoài bảng
- G. Quản lý kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất điều chuyển
D. Kế toán sản xuất – giá thành
- Lệnh sản xuất
- Phiếu xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng
- Phiếu nhập lại nguyên vật liệu từ phân xưởng
- Phiếu nhập thành phẩm
- Phiếu chuyển thành phẩm
- Phân bổ giá thành – quy trình tính giá thành sản phẩm
- Phân bổ giá thành – dư dầu sản phẩm
- Phân bổ giá thành – vật tư chưa sử dụng đầu kỳ
- Phân bổ giá thành – sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Phân bổ giá thành – vật tư chưa sử dụng cuối kỳ
- Phân bổ giá thành – phân bổ chung
- Phân bổ giá thành – phân bổ trực tiếp
- Phân bổ giá thành – phân bổ hệ số
- Phân bổ giá thành – phân bổ tỷ lệ
- Phân bổ giá thành – phân bổ định mức
- Phân bổ giá thành – tính giá thành
Lệnh sản xuất
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Khi doanh nghiệp có yêu cầu sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm, người sử dụng sẽ nhập yêu cầu đó vào Lệnh sản xuất. Nhập Lệnh sản xuất sẽ giúp cân đối vật tư hoặc bán thành phẩm và quản lý tiến độ thực hiện yêu cầu sản xuất.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận Lệnh sản xuất vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của Lệnh sản xuất |
Số | Là số của Lệnh sản xuất đang thực hiện |
Ngày hoàn thành | Là ngày xác định Lệnh sản xuất này phải hoàn thành |
Người yêu cầu | Là người đưa ra yêu cầu thực hiện Lệnh sản xuất này. Người yêu cầu được chọn trong danh mục đối tượng. |
Người nhận | Là người nhận yêu cầu thực hiện Lệnh sản xuất này. Người nhận được chọn trong danh mục đối tượng. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới Lệnh sản xuất này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý Lệnh sản xuất theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới Lệnh sảnxuất này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý Lệnh sản xuất theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của Lệnh sản xuất đang được thực hiện |
Mã vật tư | Là mã thành phẩm được yêu cầu sản xuất. Mã vật tư được chọn trong danh mục vật tư hàng hoá. |
Tên vật tư, Đơn vị tính | Là tên thành phẩm và đơn vị tính tương ứng của mã thành phẩm đang thực hiện. |
Số lượng | Là số lượng được yêu cầu sản xuất |
Ghi chú | Là nội dung cần lưu ý khi thực hiện lệnh sản xuất này |
– Để biết lượng vật tư trong kho hoặc những bán thành phẩm sản xuất ở những Lệnh sảnxuất khác có đảm bảo cho việc thực hiện Lệnh sản xuất này hay không? Người sử dụng bấm vào nút “Cân đối vật tư ” để biết chi tiết vật tư. Lưu ý: Chỉ những thành phẩm của Lệnh sản xuất này đã được xây dựng định mức sản xuất thì mới cân đối được. Chương trình sẽ hiện ra màn hình với 2 danh sách:
+ Danh sách các vật tư hoặc nhóm định mức, số lượng đã thực hiện, số lượng tồn kho, số lượng bán thành phẩm, số lượng yêu cầu của các Lệnh sản xuất khác, tổng số lượng có thể dùng (tổng số lượng được xác định bằng số lượng tồn kho
+ số lượng thành phẩm ở các lệnh sản xuất khác
– số lượng đã yêu cầu của lệnh sản xuất khác), số lượng còn lại cần phải xuất của Lệnh sản xuất này (số lượng còn lại được xác định bằng số lượng của Lệnh sản xuất này
– số lượng đã thực hiện), số lượng Lập lệnh sản xuất phục vụ Lệnh sản xuất này (nếu cần thiết). Số lượng Lập Lệnh sản xuất sẽ được tổng hợp từ số lượng Lập trong danh sách thứ 2.
+ Chi tiết số lượng tồn kho, số lượng bán thành phẩm, số lượng yêu cầu của các Lệnh sản xuất khác, tổng số lượng có thể dùng và số lượng Lập lệnh sản xuất phục vụ Lệnh sản xuất này của vật tư trong danh sách thứ nhất. Nếu trong trường hợp tại danh sách thứ nhất là vật tư chi tiết thì tại danh sách thứ hai sẽ chỉ có 1 dòng. Nếu trong trường hợp tại danh sách thứ nhất là nhóm định mức thì tại danh sách thứ hai sẽ có nhiều dòng tương ứng với chi tiết vật tư trong nhóm định mức đó.
Nếu xét thấy cần sản xuất bổ sung để phục vụ Lệnh sản xuất này đối với một số vật tư, người sử dụng có thể nhập số lượng cần sản xuất bổ sung vào cột “Lập” trong danh sách thứ hai rồi bấm vào nút “Lập lệnh sản xuất” để yêu cầu các bộ phận phòng ban khác thực hiện việc sản xuất bổ sung này. Chương trình sẽ hiện ra cửa sổ thực hiện bổ sung Lệnh sản xuất. Người sử dụng sẽ điền các thông tin cần thiết sau đó bấm Ctrl+Enter để lưu lại thông tin.
Phiếu xuất nguyên vật liệu cho phân xưởng
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Tất cả các chứng từ xuất vật tư hàng hóa, nguyên vật liệu từ kho có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất thì sẽ được nhập vào Phiếu xuất nguyên vật liệu trong phần mềm kế toán 3TSoft.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Tiền tệ | Là mã tiền tệ phát sinh của chứng từ |
Tỷ giá | Là tỷ giá giữa đồng tiền phát sinh của chứng từ và đồng tiền hạch toán. Nếu đồng tiền phát sinh là ngoại tệ thì tỷ giá được lấy trong danh mục tiền tệ. Nếu tỷ giá được chương trình tự động đưa ra không đúng với tỷ giá thực tế thì người sử dụng có thể sửa cho đúng với thực tế phát sinh. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý phát sinh theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý phát sinh theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã nhập xuất | Là hình thức ghi nhận chi phí khi xuất vật tư hàng hóa cho quá trình sản xuất. Và được sử dụng với mục đích ngăn trùng định khoản trong các nghiệp vụ phát sinh kép. Mã nhập xuất được chọn trong danh mục Dạng nhập xuất. |
Mã vật tư | Là mã của vật tư hàng hóa xuất kho. Vật tư được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến vật tư hàng hóa này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của vật tư hàng hóa xuất kho. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp mã vật tư được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn lại cho đúng loại đơn vị tính của lần xuất hàng đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ hàng hóa khi xuất kho |
Sản phẩm | Là mã của sản phẩm, công đoạn phát sinh chi phí tương ứng với mã vật tư hàng hóa đang ghi nhận. Mã sản phẩm, công đoạn chỉ được chọn khi Tk phát sinh là Tk theo dõi giá thành. Nếu nhập mã sản phẩm, công đoạn thì chi phí đó được phân bổ trực tiếp cho sản phẩm, công đoạn đang ghi nhận. Nếu để trống mã sản phẩm, công đoạn thì chi phí đó sẽ được phân bổ cho tất cả các sản phẩm trong kỳ sản xuất. |
Số lượng | Là số lượng của vật tư hàng hóa được xuất từ kho. Số lượng này được ghi nhận theo Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Đơn giá | Là giá trị cho 1 đơn vị vật tư hàng hóa xuất kho theo đơn vị tính và loại tiền tệ đã chọn. |
Thành tiền | Giá trị này được tính bằng Đơn giá nhân Số lượng. |
Tổng tiền | Là tổng giá trị vật tư hàng hóa xuất kho trên Phiếu xuất đang thực hiện. |
Phiếu nhập lại nguyên vật liệu từ phân xưởng
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Tất cả nguyên vật liệu thừa từ phân xưởng sản xuất được nhập lại kho sẽ được nhập vào chứng từ “Nhập lại nguyên vật liệu”
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Tiền tệ | Là mã tiền tệ phát sinh của chứng từ |
Tỷ giá | Là tỷ giá giữa đồng tiền phát sinh của chứng từ và đồng tiền hạch toán. Nếu đồng tiền phát sinh là ngoại tệ thì tỷ giá được lấy trong danh mục tiền tệ. Nếu tỷ giá được chương trình tự động đưa ra không đúng với tỷ giá thực tế thì người sử dụng có thể sửa cho đúng với thực tế phát sinh. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý phát sinh theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý phát sinh theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã nhập xuất | Là cách ghi giảm chi phí khi nhập lại nguyên vật liệu thừa trong sản xuất. Và được sử dụng với mục đích ngăn trùng định khoản trong các nghiệp vụ phát sinh kép. Mã nhập xuất được chọn trong danh mục Dạng nhập xuất. |
Mã vật tư | Là mã của Vật tư hàng hóa nhập lại kho. Được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến Vật tư hàng hóa này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của Vật tư hàng hóa đang nhập về kho. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp Vật tư hàng hóa được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn cho đúng loại đơn vị tính của lần nhập kho đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ Vật tư hàng hóa khi nhập về |
Sản phẩm | Là mã của sản phẩm, công đoạn được tính giảm trừ chi phí do mã vật tư hàng hóa đang nhập lại kho. Mã sản phẩm, công đoạn chỉ được chọn khi Tk phát sinh là Tk theo dõi giá thành. Nếu nhập mã sản phẩm, công đoạn thì chi phí đó được giảm trừ đích danh cho sản phẩm, công đoạn này. Nếu để trống mã sản phẩm, công đoạn thì chi phí đó sẽ được tính giảm trừ chung cho tất cả các sản phẩm trong kỳ sản xuất. |
Yếu tố | Nhằm xác định yếu tố chi phí được giảm trừ. Nếu nhập mã yếu tố thì chi phí được giảm trừ đích danh cho yếu tố đó. Nếu để trống mã yếu tố thì chi phí đó sẽ được tính giảm trừ chung trên các yếu tố xác định từ Tài khoản chi phí này. |
Số lượng | Là số lượng của Vật tư hàng hóa được nhập kho tương ứng với Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Đơn giá | Là giá trị cho 1 đơn vị Vật tư hàng hóa nhập về kho theo đơn vị tính và loại tiền tệ đã chọn. |
Thành tiền | Giá trị này được tính bằng Đơn giá nhân Số lượng. Nếu có chênh lệch với thành tiền phát sinh trên hóa đơn thì người sử dụng có thể nhập lại để đúng với phát sinh thực tế. |
Tổng tiền | Là tổng giá trị chi phí trên Chứng từ nhập lại nguyên vật liệu đang thực hiện. Chương trình tự động tính toán và hiển thị để người sử dụng quản lý và theo dõi. |
Phiếu nhập thành phẩm
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Tất cả các chứng từ ghi nhận thành phẩm hoàn thành trong quá trình sản xuất nhập về kho thì sẽ được nhập vào Phiếu nhập thành phẩm.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Tiền tệ | Là mã tiền tệ phát sinh của chứng từ |
Tỷ giá | Là tỷ giá giữa đồng tiền phát sinh của chứng từ và đồng tiền hạch toán. Nếu đồng tiền phát sinh là ngoại tệ thì tỷ giá được lấy trong danh mục tiền tệ. Nếu tỷ giá được chương trình tự động đưa ra không đúng với tỷ giá thực tế thì người sử dụng có thể sửa cho đúng với thực tế phát sinh. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý phát sinh theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý phát sinh theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã nhập xuất | Là cách ghi nhận chi phí khi nhập kho thành phẩm. Và được sử dụng với mục đích ngăn trùng định khoản trong các nghiệp vụ phát sinh kép. Mã nhập xuất được chọn trong danh mục Dạng nhập xuất. |
Mã vật tư | Là mã của thành phẩm nhập về kho. Được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến thành phẩm này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của thành phẩm đang nhập về kho. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp thành phẩm được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn cho đúng loại đơn vị tính của lần nhập kho đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ thành phẩm khi nhập về |
Số lượng | Là số lượng của thành phẩm được nhập kho tương ứng với Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Đơn giá | Là giá trị cho 1 đơn vị thành phẩm nhập về kho theo đơn vị tính và loại tiền tệ đã chọn. |
Thành tiền | Giá trị này được tính bằng Đơn giá nhân Số lượng. |
Tổng tiền | Là tổng giá trị của các thành phẩm nhập kho trên Phiếu nhập thành phẩm đang thực hiện. Chương trình tự động tính toán và hiển thị để người sử dụng quản lý và theo dõi. |
Phiếu chuyển thành phẩm
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Chứng từ Chuyển thành phẩm được sử dụng để ghi nhận sản phẩm hoàn thành của công đoạn trước và chuyển thành nguyên vật liệu cho công đoạn sau” trong phần mềm kế toán 3TSoft. Chứng từ này chỉ dùng khi đơn vị sử dụng nhiều công đoạn sản xuất nối tiếp nhau trong doanh nghiệp.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Người yêu cầu | Là người đưa ra yêu cầu thực hiện Chứng từ chuyển thành phẩm này. Người yêu cầu được chọn trong danh mục đối tượng. |
Người nhận | Là người nhận yêu cầu thực hiện Chứng từ chuyển thành phẩm này. Người thực hiện được chọn trong danh mục đối tượng. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý phát sinh theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý phát sinh theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã vật tư | Là mã thành phẩm hoàn thành |
Tên vật tư, đơn vị tính | Là tên thành phẩm và đơn vị tính tương ứng của mã thành phẩm đang thực hiện. |
Sản phẩm | Là mã sản phẩm hoặc công đoạn sản xuất tiếp theo được xác định ghi nhận tăng giá trị nguyên vật liệu |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí ghi nhận tăng giá trị nguyên vật liệu |
Số lượng | Là số lượng thành phẩm hoàn thành |
Đơn giá, thành tiền | Là đơn giá và thành tiền của thành phẩm hoàn thành. Người sử dụng không cần nhập đơn giá và thành tiền. Giá trị này sẽ được chương trình tự động ghi vào khi tính giá thành |
Ghi chú | Là nội dung cần lưu ý khi thực hiện Chứng từ chuyển thành phẩm này. |
Phân bổ giá thành – quy trình tính giá thành sản phẩm
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Quy trình tính giá thành sản phẩm theo tuần tự
Trong đó :
Kỳ tính giá thành | Là ngày bắt đầu tính giá thành tới ngày kết thúc kỳ tính giá thành. |
Phương pháp | Lựa chọn phương pháp tính giá thành giữa 2 phương pháp : Nguyên vật liệu trực tiếp và sản phẩm hoàn thành tương đương |
Tài khoản | Là tài khoản ghi nhật giá trị sản phẩm dở dang |
Dư đầu sản phẩm | Là giá trị sản phẩm dơ dang đầu kỳ |
Giá trị này chỉ nhập 1 lần khi bắt đầu sử dụng chương trình | |
Vật tư chưa sử dụng đầu kỳ | Là giá trị và số lượng của vật tư chưa sử dụng tại phân xưởng |
Giá trị này chỉ nhập 1 lần khi bắt đầu sử dụng chương trình | |
Sản phẩm dở dang cuối kỳ | Là số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể cả tỷ lệ phần trăm hoàn thành tương ứng với từng sản phẩm nếu phương pháp xác định sản phẩm dở dang là sản phẩm hoàn thành tương đương |
Giá trị này phải được xác định vào cuối mỗi kỳ tính giá thành | |
Vật tư chưa sử dụng cuối kỳ | Là số lượng và giá trị của vật tư chưa sử dụng cuối mỗi kỳ tính giá thành |
Người sử dụng chỉ cần nhập vào số lượng vật tư chưa sử dụng tại phân xưởng,chương trình sẽ tự xác định giá trị tương ứng của vật tư,giá trị này phải được xác định vào cuối mỗi kỳ tính giá thành . | |
Phân bổ chung | Là phân bổ chi phí cho những công đoạn sản xuất với những chi phí phát sinh và chưa xác định được công đoạn sản xuất. |
Phân bổ chung chỉ sử dụng khi đơn vị có nhiều công đoạn sản xuất và có chi phí chưa xác định được công đoạn | |
Phân bổ trực tiếp | Là phân bổ các chi phí phát sinh trực tiếp |
Chi phí này đã được người sử dụng ghi nhận trực tiếp cho sản phẩm khi phát sinh chi phí, chương trình chỉ tổng hợp lại để xác định chi phí cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành, việc phân bổ này sẽ được xác định theo từng yếu tố chi phí | |
Phân bổ hệ số | Là nhưng chi phí phát sinh sản phẩm theo hệ số mà người sử dụng nhập vào tương ứng với từng sản phẩm |
Việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí, nếu yêu tố chi phí được phân bổ theo phương pháp hệ số có 1 phần chi phí xác định được trực tiếp thì phần trực tiếp này sẽ được xác định theo phương pháp trực tiếp phần còn lại mới được phân bổ theo phương pháp hệ số | |
Phân bổ tỷ lệ | Là phân bổ chi phí phát sinh theo tỷ lệ 1 hoặc một số yếu tố chi phí đã được phân bổ |
Việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí, nếu các bút toán phân bổ tỷ lệ có phụ thuộc nhau thì cần phân bổ các yếu tố không phục thuộc trước rồi phân bổ các yếu tố tiếp theo đến hết, nếu các yếu tố chi phí phân bổ theo phương pháp tỷ lệ có một phần chi phí xác định được trực tiếp thì phần trực tiếp này sẽ được chương trình xác định theo phương pháp trực tiếp, phần còn lại mới được xác định theo phương pháp tỷ lệ | |
Phân bổ định mức | Là phân bổ chi phí sản phẩm theo định mức đã xây dựng trong danh mục sản phẩm |
Có thể phân bổ theo định mức lượng hoặc định mưc tiền, việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí, nếu các yếu tố phân bổ theo phương pháp định mức có một phần chi phí xác định được trực tiếp thì phần trực tiếp này sẽ được chương trình xác định theo phương pháp trực tiếp, phần còn lại mới được phân bổ theo phương pháp định mức | |
Tính giá thành | Là bước cuối cùng trong quy trình tính giá thành sản phẩm |
Thực hiện việc này có nghĩa là xác định giá thành sản phẩm và cập nhật giá vào các chứng từ liên quan như : phiếu nhập thành phẩm ; phiểu chuyển thành phẩm.Nếu đơn vị tính giá thành theo nhiều công đoạn thì sẽ tiến hành quy trình này nhiều lần cho từng công đoạn một. |
Phân bổ giá thành – dư dầu sản phẩm
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Giá trị này chỉ nhập một lần khi bắt đầu sử dụng chương trình, với các kỳ tính giá thành tiếp theo thì giá trị này sẽ được chương trình tự động chuyển từ giá trị cuối kỳ của kỳ tính giá thành trước đó. Dư đầu sản phẩm được ghi nhận theo từng yếu tố chi phí do đó khi nhập dư đầu sản phẩm người sử dụng cần phải xác định được giá trị tương ứng với từng yếu tố. Ví dụ: Nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhân công trực tiếp, …
Thông tin | Diễn giải |
Sản phẩm | Là mã sản phẩm có số dư đầu kỳ, mã sản phẩm được chọn trong danh mục sản phẩm |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí có số dư đầu kỳ của sản phẩm đang nhập, mã yếu tố chi phí được chọn trong danh mục yếu tố chi phí |
Dư đầu | Là giá trị dư đầu của sản phẩm tương ứng với yếu tố chi phí đang chọn. |
Phân bổ giá thành – vật tư chưa sử dụng đầu kỳ
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Giá trị này chỉ nhập một lần khi bắt đầu sử dụng chương trình, với các kỳ tính giá thành tiếp theo thì giá trị này sẽ được chương trình tự động chuyển từ giá trị cuối kỳ của kỳ tính giá thành trước đó. Vật tư chưa sử dụng đầu kỳ được ghi nhận theo từng yếu tố chi phí do đó khi nhập người sử dụng cần phải xác định được giá trị tương ứng với từng yếu tố. Ví dụ: Nguyên liệu chính, vật liệu phụ, …
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí có vật tư chưa sử dụng, mã yếu tố chi phí được chọn trong danh mục yếu tố chi phí |
Nhóm định mức | Vật tư chưa sử dụng là nhóm định mức hay là vật tư cụ thể.
N-Nhóm định mức |
Mã định mức | Nếu nhóm định mức là N thì mã định mức sẽ được chọn trong danh mục nhóm định mức. Nếu nhóm định mức là V thì mã định mức sẽ được chọn trong danh mục vật tư hàng hoá |
Sản phẩm | Nếu vật tư chưa sử dụng này chỉ được dùng để sản xuất một sản phẩm cụ thể thì phải chọn mã sản phẩm, nếu vật tư chưa sử dụng được dùng cho một công đoạn sản xuất thì phải chọn công đoạn sản xuất, nếu không thì để trống. Sản phẩm được chọn trong danh mục sản phẩm |
Số lượng | Là số lượng vật tư chưa sử dụng |
Giá trị | Là giá trị của vật tư chưa sử dụng tương ứng với số lượng |
Phân bổ giá thành – sản phẩm dở dang cuối kỳ
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Chức năng này cho phép người sử dụng nhập số lượng dở dang cuối kỳ tại phân xưởng ở cuối mỗi kỳ tính giá thành.
Thông tin | Diễn giải |
Sản phẩm | Là mã sản phẩm có số lượng dở dang cuối kỳ |
Số lượng | Là số lượng tương ứng với sản phẩm đang thực hiện |
Lưu ý: Nếu chọn phương pháp “xác định giá trị sản phẩm dở dang” là phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương. Thì cần nhập tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Phân bổ giá thành – vật tư chưa sử dụng cuối kỳ
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Phân bổ chung là phân bổ chi phí cho những công đoạn sản xuất với những chi phí phát sinh mà chưa xác định được công đoạn sản xuất hoặc được định nghĩa với một công đoạn chung chờ phân bổ. Phân bổ chung chỉ dùng khi đơn vị có nhiều công đoạn sản xuất và có những chi phí chưa xác định được công đoạn sản xuất cụ thể. Lưu ý: Cần phải khai báo bút toán Phân bổ chung cho từng kỳ tính giá thành, có nghĩa cùng một yếu tố chi phí cần phải tạo ra các bút toán phân bổ cho từng kỳ tính giá thành.
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí cần phân bổ |
Công đoạn | Là mã công đoạn chung chờ phân bổ, có thể bỏ trống nếu không định nghĩa công đoạn chờ phân bổ |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của bút toán phân bổ chung |
Diễn giải (EN) | Là nội dung của bút toán phân bổ chung bằng tiếng Anh |
Công đoạn… | Là mã công đoạn được phân bổ chi phí, mã công đoạn được chọn trong danh mục sản phẩm, công trình. Sau khi đã chọn được công đoạn thì tên công đoạn sẽ được hiển thị vào cột tên công đoạn tương ứng. |
Hệ số | Là hệ số phân bổ chi phí cho công đoạn tương ứng đang chọn. Hệ số này không phải là tỷ lệ phần trăm mà chỉ là hệ số phân bổ cho công đoạn đang chọn trên tổng hệ số của tất cả các công đoạn. Nếu coi tổng hệ số phân bổ cho các công đoạn là 100 thì hệ số này cũng có thể coi là phần trăm chi phí. |
Giá trị phân bổ | Giá trị này sẽ được chương trình tự xác định, người sử dụng không cần xác định. Nhưng sau khi phân bổ người sử dụng có thể sửa cho phù hợp với yêu cầu. |
Sau khi đã xác định được tất cả các công đoạn và hệ số tương ứng, người sử dụng bấm vào nút “Xác định giá trị”. Chương trình sẽ xác định tổng giá trị phát sinh của yếu tố đang phân bổ và ghi nhận vào ô “Tổng giá trị phát sinh”. Tiếp đó, người sử dụng bấm vào nút “Phân bổ”, chương trình sẽ dựa vào hệ số của từng công đoạn và phân bổ “Tổng giá trị phát sinh” cho từng công đoạn. Sau khi chương trình đã phân bổ giá trị cho từng công đoạn, nếu người sử dụng muốn sửa thì phải đảm bảo “Tổng giá trị phân bổ” phải bằng với “Tổng giá trị phát sinh”. Sau khi phân bổ xong, người sử dụng bấm Ctrl+Enter để ghi nhận thông tin đồng thời chương trình sẽ ghi nhận một chứng từ phân bổ chi phí của yếu tố này vào “Chứng từ phân bổ” trong phần hành “Kế toán sản phẩm – giá thành”
Phân bổ giá thành – phân bổ chung
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Phân bổ chung là phân bổ chi phí cho những công đoạn sản xuất với những chi phí phát sinh mà chưa xác định được công đoạn sản xuất hoặc được định nghĩa với một công đoạn chung chờ phân bổ. Phân bổ chung chỉ dùng khi đơn vị có nhiều công đoạn sản xuất và có những chi phí chưa xác định được công đoạn sản xuất cụ thể. Lưu ý: Cần phải khai báo bút toán Phân bổ chung cho từng kỳ tính giá thành, có nghĩa cùng một yếu tố chi phí cần phải tạo ra các bút toán phân bổ cho từng kỳ tính giá thành.
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí cần phân bổ |
Công đoạn | Là mã công đoạn chung chờ phân bổ, có thể bỏ trống nếu không định nghĩa công đoạn chờ phân bổ |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của bút toán phân bổ chung |
Diễn giải (EN) | Là nội dung của bút toán phân bổ chung bằng tiếng Anh |
Công đoạn… | Là mã công đoạn được phân bổ chi phí, mã công đoạn được chọn trong danh mục sản phẩm, công trình. Sau khi đã chọn được công đoạn thì tên công đoạn sẽ được hiển thị vào cột tên công đoạn tương ứng. |
Hệ số | Là hệ số phân bổ chi phí cho công đoạn tương ứng đang chọn. Hệ số này không phải là tỷ lệ phần trăm mà chỉ là hệ số phân bổ cho công đoạn đang chọn trên tổng hệ số của tất cả các công đoạn. Nếu coi tổng hệ số phân bổ cho các công đoạn là 100 thì hệ số này cũng có thể coi là phần trăm chi phí. |
Giá trị phân bổ | Giá trị này sẽ được chương trình tự xác định, người sử dụng không cần xác định. Nhưng sau khi phân bổ người sử dụng có thể sửa cho phù hợp với yêu cầu. |
Sau khi đã xác định được tất cả các công đoạn và hệ số tương ứng, người sử dụng bấm vào nút “Xác định giá trị”. Chương trình sẽ xác định tổng giá trị phát sinh của yếu tố đang phân bổ và ghi nhận vào ô “Tổng giá trị phát sinh”. Tiếp đó, người sử dụng bấm vào nút “Phân bổ”, chương trình sẽ dựa vào hệ số của từng công đoạn và phân bổ “Tổng giá trị phát sinh” cho từng công đoạn. Sau khi chương trình đã phân bổ giá trị cho từng công đoạn, nếu người sử dụng muốn sửa thì phải đảm bảo “Tổng giá trị phân bổ” phải bằng với “Tổng giá trị phát sinh”. Sau khi phân bổ xong, người sử dụng bấm Ctrl+Enter để ghi nhận thông tin đồng thời chương trình sẽ ghi nhận một chứng từ phân bổ chi phí của yếu tố này vào “Chứng từ phân bổ” trong phần hành “Kế toán sản phẩm – giá thành”
Phân bổ giá thành – phân bổ trực tiếp
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Phân bổ trực tiếp là phân bổ những chi phí phát sinh trực tiếp cho sản phẩm. Những chi phí này đã được người sử dụng ghi nhận trực tiếp đích danh cho sản phẩm khi phát sinh chi phí. Chương trình chỉ tổng hợp lại để xác định chi phí cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành. Việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí.
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí cần phân bổ |
Công đoạn | Nếu có nhiều công đoạn sản xuất thì người sử dụng phải xác định bút toán phân bổ cho từng công đoạn. Nếu không có công đoạn thì để trống. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của bút toán phân bổ trực tiếp |
Diễn giải (EN) | Là nội dung của bút toán phân bổ trực tiếp bằng tiếng Anh |
Cách lấy dữ liệu | Có 2 cách lấy chi phí phát sinh để phân bổ:
0-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định cho công đoạn đang phân bổ từ chức năng “Phân bổ chung”. 1-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định rõ chi phí cho sản phẩm nào từ khi phát sinh chứng từ chi phí. |
Để thực hiện phân bổ một hoặc một số bút toán “Phân bổ trực tiếp”, người sử dụng cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra “Chứng từ phân bổ” trong phần hành “Kế toán sản phẩm – giá thành” tương ứng với những bút toán muốn phân bổ. Nếu thấy chương trình đã ghi nhận các bút toán tương ứng thì tiến hành xoá các chứng từ đã ghi nhận vì khi phân bổ chương trình sẽ ghi nhận lại các bút toán đó.
- Chọn chức năng “Phân bổ trực tiếp”, chọn những bút toán cần phân bổ rồi bấm F10, chờ chương trình hiện ra cửa sổ thông báo “Đã thực hiện xong” và bấm Ok.
Phân bổ giá thành – phân bổ hệ số
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Phân bổ hệ số là phân bổ những chi phí phát sinh cho sản phẩm theo hệ số mà người sử dụng nhập vào tương ứng với từng sản phẩm. Việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí. Nếu yếu tố chi phí được phân bổ theo phương pháp hệ số có một phần chi phí xác định được trực tiếp thì phần trực tiếp này sẽ được chương trình xác định theo phương pháp trực tiếp, phần còn lại mới được phân bổ theo hệ số.
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí cần phân bổ |
Công đoạn | Nếu có nhiều công đoạn sản xuất thì người sử dụng phải xác định bút toán phân bổ cho từng công đoạn. Nếu không có công đoạn thì để trống. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của bút toán phân bổ trực tiếp |
Diễn giải (EN) | Là nội dung của bút toán phân bổ trực tiếp bằng tiếng Anh |
Cách lấy dữ liệu | Có 2 cách lấy chi phí phát sinh để phân bổ: 0-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định cho công đoạn đang phân bổ từ chức năng “Phân bổ chung”. 1-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định từ chứng từ chi phí. |
Sản phẩm | Là mã của sản phẩm được phân bổ chi phí. Sau khi đã chọn được sản phẩm thì tên sản phẩm sẽ được hiển thị vào cột tên sản phẩm tương ứng. |
Hệ số | Là hệ số phân bổ chi phí cho sản phẩm tương ứng đang chọn. Hệ số này không phải là tỷ lệ phần trăm mà chỉ là hệ số phân bổ cho sản phẩm đang chọn trên tổng hệ số của tất cả các sản phẩm. Nếu coi tổng hệ số phân bổ cho các sản phẩm là 100 thì hệ số này cũng có thể coi là phần trăm chi phí. |
Để thực hiện phân bổ một hoặc một số bút toán “Phân bổ hệ số”, người sử dụng cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra “Chứng từ phân bổ” trong phần hành “Kế toán sản phẩm – giá thành” tương ứng với những bút toán muốn phân bổ. Nếu thấy chương trình đã ghi nhận các bút toán tương ứng thì tiến hành xoá các chứng từ đã ghi nhận vì khi phân bổ chương trình sẽ ghi nhận lại các bút toán đó.
- Chọn chức năng “Phân bổ hệ số”, chọn những bút toán cần phân bổ rồi bấm F10, chờ chương trình hiện ra cửa sổ thông báo “Đã thực hiện xong” và bấm Ok.
Phân bổ giá thành – phân bổ tỷ lệ
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Phân bổ tỷ lệ là phân bổ những chi phí phát sinh cho sản phẩm theo tỷ lệ của một hoặc một số yếu tố chi phí đã được phân bổ. Việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí. Nếu các bút toán phân bổ tỷ lệ có phụ thuộc nhau thì cần phân bổ các yếu tố không phụ thuộc trước rồi sau đó phân bổ yếu tố tiếp theo đến hết. Nếu yếu tố chi phí được phân bổ theo phương pháp tỷ lệ có một phần chi phí xác định được trực tiếp thì phần trực tiếp này sẽ được chương trình xác định theo phương pháp trực tiếp, phần còn lại mới được phân bổ theo tỷ lệ.
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí cần phân bổ |
Công đoạn | Nếu có nhiều công đoạn sản xuất thì người sử dụng phải xác định bút toán phân bổ cho từng công đoạn. Nếu không có công đoạn thì để trống. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của bút toán phân bổ tỷ lệ |
Diễn giải (EN) | Là nội dung của bút toán phân bổ tỷ lệ bằng tiếng Anh |
Cách lấy dữ liệu | Có 2 cách lấy chi phí phát sinh để phân bổ:
0-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định cho công đoạn đang phân bổ từ chức năng “Phân bổ chung”. 1-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định từ chứng từ chi phí. |
Theo yếu tố | Xác định các yếu tố làm căn cứ để phân bổ yếu tố chi phí đang khai báo. Có thể dựa vào nhiều yếu tố chi phí đã được phân bổ để phân bổ cho một yếu tố chi phí. Nếu các yếu tố chi phí dùng làm căn cứ để phân bổ yếu tố này cũng được phân bổ tỷ lệ thì trước khi phân bổ yếu tố này cần phải phân bổ các yếu tố đó trước. Có nghĩa là không được chọn phân bổ đồng thời các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. |
Để thực hiện phân bổ một hoặc một số bút toán “Phân bổ tỷ lệ”, người sử dụng cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra “Chứng từ phân bổ” trong phần hành “Kế toán sản phẩm – giá thành” tương ứng với những bút toán muốn phân bổ. Nếu thấy chương trình đã ghi nhận các bút toán tương ứng thì tiến hành xoá các chứng từ đã ghi nhận vì khi phân bổ chương trình sẽ ghi nhận lại các bút toán đó.
- Chọn chức năng “Phân bổ tỷ lệ”, chọn những bút toán cần phân bổ rồi bấm F10, chờ chương trình hiện ra cửa sổ thông báo “Đã thực hiện xong” và bấm Ok.
Phân bổ giá thành – phân bổ định mức
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Phân bổ định mức là phân bổ những chi phí phát sinh cho sản phẩm theo định mức được xây dựng đã được xây dựng trong danh mục sản phẩm, có thể phân bổ theo định mức lượng hoặc định mức tiền. Việc phân bổ này sẽ được tiến hành theo từng yếu tố chi phí. Nếu yếu tố chi phí được phân bổ theo phương pháp định mức có một phần chi phí xác định được trực tiếp thì phần trực tiếp này sẽ được chương trình xác định theo phương pháp trực tiếp, phần còn lại mới được phân bổ theo định mức.
Thông tin | Diễn giải |
Yếu tố | Là mã yếu tố chi phí cần phân bổ |
Công đoạn | Nếu có nhiều công đoạn sản xuất thì người sử dụng phải xác định bút toán phân bổ cho từng công đoạn. Nếu không có công đoạn thì để trống. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của bút toán phân bổ định mức |
Diễn giải (EN) | Là nội dung của bút toán phân bổ định mức bằng tiếng Anh |
Cách lấy dữ liệu | Có 2 cách lấy chi phí phát sinh để phân bổ:
0-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định cho công đoạn đang phân bổ từ chức năng “Phân bổ chung”. 1-Nếu chi phí phát sinh của yếu tố chi phí này được xác định từ chứng từ chi phí. |
Loại yếu tố | Xác định yếu tố được phân bổ theo định mức lượng hay định mức tiền. L-Phân bổ theo định mức lượng T-Phân bổ theo định mức tiền |
Theo yếu tố | Là mã yếu tố khi xây dựng định mức, cần xác định yếu tố làm căn cứ lấy định mức để phân bổ. Không nhất thiết mã yếu tố phân bổ chi phí theo định mức phải là mã yếu tố đã được xây dựng định mức vì có thể dựa vào yếu tố khác đã xây dựng định mức để phân bổ nếu phù hợp. |
Để thực hiện phân bổ một hoặc một số bút toán “Phân bổ định mức”, người sử dụng cần thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra “Chứng từ phân bổ” trong phần hành “Kế toán sản phẩm – giá thành” tương ứng với những bút toán muốn phân bổ. Nếu thấy chương trình đã ghi nhận các bút toán tương ứng thì tiến hành xoá các chứng từ đã ghi nhận vì khi phân bổ chương trình sẽ ghi nhận lại các bút toán đó.
- Chọn chức năng “Phân bổ định mức”, chọn những bút toán cần phân bổ rồi bấm F10, chờ chương trình hiện ra cửa sổ thông báo “Đã thực hiện xong” và bấm Ok.
Phân bổ giá thành – tính giá thành
⇑ Kế toán sản xuất – giá thành
Tính giá thành là bước cuối cùng trong quy trình tính giá thành. Thực hiện việc này có nghĩa là xác định giá thành sản phẩm và cập nhật giá vào các chứng từ liên quan như: Phiếu nhập thành phẩm, phiếu chuyển thành phẩm.
Thông tin | Diễn giải |
Công đoạn | Nếu có nhiều công đoạn sản xuất thì người sử dụng phải xác định tính giá thành từng công đoạn. Nếu không có công đoạn thì để trống. |
Tính giá thành | Là hiển thị chi tiết giá thành đã được tính toán. Nếu có sản phẩm dở dang thì người sử dụng có thể sửa trực tiếp giá trị của sản phẩm dở dang theo từng yếu tố. |
Cập nhật giá | Là ghi nhận giá của sản phẩm đã được tính toán vào các chứng từ liên quan như phiếu nhập thành phẩm hoặc hoá đơn bán hàng từ phân xưởng. |
Xoá phân bổ | Sau khi thực hiện các bút toán phân bổ, chương trình sẽ ghi nhận toàn bộ kết quả của quá trình phân bổ đó ra một nơi. Xoá phân bổ là thực hiện xoá toàn bộ kết quả của quá trình phân bổ. Lưu ý: Xoá phân bổ thì không xoá các chứng từ ghi nhận bút toán phân bổ. Nếu người sử dụng muốn phân bổ lại toàn bộ quá trình tính giá thành thì phải vào “Chứng từ phân bổ” để xoá các bút toán liên quan. |
E. Kế toán tài sản, công cụ, chi phí
Đăng ký tài sản
⇑ Kế toán tài sản, công cụ, chi phí
Mục đích của phần này để đăng ký, theo dõi và tính khấu hao cho tài sản.
Thông tin | Diễn giải |
Mã tài sản | Là tập hợp các ký tự, chữ số đại diện cho tài sản |
Thẻ tài sản | Là thẻ của tài sản đang được khai báo |
Số hiệu | Là số hiệu của tài sản đang được khai báo |
Tên tài sản | Là diễn giải của tài sản đang được khai báo |
Tên tiếng Anh | Là diễn giải của tài sản đang được khai báo bằng tiếng Anh. |
Đơn vị tính | Là đơn vị tính của tài sản |
Số lượng | Là số lượng tài sản đang được khai báo để tính khấu hao |
Số chứng từ | Là số chứng từ liên quan đến tài sản đang được đăng ký |
Ngày tăng | Là ngày của chứng từ hay ngày tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp |
Nhóm tài sản | Là mã nhóm tài sản chứa tài sản đang được khai báo |
Mục đích sử dụng | Là mã mục đích sử dụng của tài sản. Mục đích sử dụng được lấy trong danh mục mục đích sử dụng. |
Tài khoản tài sản | Là số hiệu tài khoản tương ứng với tài sản đang được khai báo. Đăng ký tài khoản tài sản chỉ để theo dõi và quản lý, không ảnh hưởng gì tới sổ sách kế toán của tài khoản được đăng ký. |
Bộ phận sử dụng | Là bộ phận sử dụng tài sản đang được khai báo. Bộ phận sử dụng được lấy trong danh mục bộ phận. Khai báo này phục vụ cho việc lên báo cáokhấu hao của tài sản theo từng mục đích hoặc bộ phận sử dụng đã được khai báo ở trên. |
Lý do | Là mã lý do tăng tài sản. Lý do được lấy trong danh mục lý do tăng giảm tài sản. |
Tên | Là tên của lý do hoặc diễn giải tăng tài sản |
Nguồn vốn | Là mã của nguồn vốn hình thành lên tài sản. Nguồn vốn được lấy trong danh mục nguồn vốn. |
Nguyên giá | Là giá trị nguyên giá của tài sản đang được khai báo. |
Giá trị hao mòn | Là giá trị hao mòn của tài sản đang được khai báo tính đến thời điểm khai báo trên phần mềm. Nếu tài sản mua mới thì giá trị này bằng 0. |
Giá trị còn lại | Là giá trị còn lại của tài sản đang được khai báo. Giá trị còn lại bằng Nguyên giá trừ đi Giá trị hao mòn. |
Giá trị tính khấu hao | Là giá trị người sử dụng đăng ký để tính khấu hao cho tài sản. Giá trị này người sử dụng có thể khai báo bằng nguyên giá hoặc bằng giá trị còn lại của tài sản. |
Tính khấu hao | Chỉ tiêu này có 2 lựa chọn: C: Có tính khấu hao cho tài sản đang được đăng ký K: Không tính khấu hao cho tài sản đang được đăng ký, |
Ngày khấu hao | Là ngày bắt đầu tính khấu hao trên phần mềm cho tài sản đang được khai báo |
Số tháng khấu hao | Là số tháng tính khấu hao tương ứng với Giá trị tính khấu hao |
Tài khoản hao mòn | Là số hiệu tài khoản ghi nhận giá trị hao mòn của tài sản. Đối với tài sản, tài khoản hao mòn thường là 214. |
Tài khoản chi phí | Là tài khoản ghi nhận chi phí khấu hao. Tùy vào bộ phận và mục đích sử dụng mà người dùng hạch toán vào tài khoản chi phí tương ứng là 6274, 6414 hay 6424 |
Mã sản phẩm | Là mã của sản phẩm, lấy trong danh mục sản phẩm công trình nếu máy móc, thiết bị mua về chỉ được sử dụng để sản xuất loại sản phẩm đó. |
Mã khoản mục | Là mã của khoản mục phí. Mã khoản mục được lấy trong danh mục khoản mục phí. Mục đích để lên báo cáo chi phí theo từng khoản mục, trong đó có khoản mục khấu hao. |
Tổng nguyên giá | Là tổng nguyên giá của những tài sản được đăng ký trong phiếu đăng ký tài sản hiện thời |
Giá trị hao mòn | Là tổng giá trị hao mòn của những tài sản được đăng ký trong phiếu đăng ký tài sản hiện thời. |
Giá trị còn lại | Là tổng giá trị còn lại của những tài sản được đăng ký trong phiếu đăng ký hiện thời |
Khấu hao tháng | Là giá trị khấu hao tháng cho tài sản đang được đăng ký. Khấu hao tháng bằng Giá trị tính khấu hao chia cho số tháng khấu hao. |
Trường hợp tài sản có theo dõi dụng cụ, phụ tùng đi kèm thì cần phải nhập chi tiết số lượng, đơn giá, thành tiền. Để nhập chi tiết dụng cụ, phụ tùng của tài sản người sử dụng chọn tài sản cần theo dõi chi tiết, bấm Ctrl+F3, chương trình sẽ hiện lên 1 bảng cho phép nhập chi tiết dụng cụ, phụ tùng của tài sản.
Thông tin | Diễn giải |
Tên, quy cách của dụng cụ, phụ tùng | Là tên, quy cách của dụng cụ, phụ tùng đi kèm tài sản đang được chọn |
Tên tiếng Anh | Là tên, quy cách của dụng cụ, phụ tùng đi kèm tài sản đang được chọn bằng tiếng Anh |
Đơn vị tính | Là đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng |
Số lượng | Là số lượng của dụng cụ, phụ tùng đi kèm |
Đơn giá | Là đơn giá của dụng cụ, phụ tùng đi kèm |
Thành tiền | Là giá trị củ dụng cụ, phụ tùng, bằng Số lượng nhân đơn giá |
Sửa tài sản
⇑ Kế toán tài sản, công cụ, chi phí
Chức năng này cho phép người sử dụng sửa chữa giá trị tài sản, thay đổi số tháng khấu hao, bộ phận sử dụng, tài khoản khấu hao và giảm tài sản
- Sửa chữa giá trị tài sản
- Thay đổi bộ phận sử dụng, số tháng khấu hao, tài khoản khấu hao
- Giảm tài sản
Sửa chữa giá trị tài sản
Để thực hiện chức năng này, người sử dụng chọn tài sản cần sửa, bấm F3
Thông tin | Diễn giải |
Ngày phát sinh | Là ngày phát sinh sửa chữa tài sản |
Số chứng từ | Là số chứng từ ghi nhận phát sinh sửa chữa |
Lý do | Là lý do sửa chữa của tài sản |
Nguồn vốn | Là nguồn vốn cấu thành giá trị sửa chữa của tài sản |
Số tiền | Là số tiền sửa chữa tài sản |
Số tháng | Là số tháng tính khấu hao cho giá trị sửa chữa tài sản |
Diễn giải | Là diễn giải của nghiệp vụ sửa chữa tài sản |
Thay đổi bộ phận sử dụng, số tháng khấu hao, tài khoản khấu hao
Để thực hiện chức năng này, người sử dụng chọn tài sản cần thay đổi, bấm Ctrl+F3
Thông tin | Diễn giải |
Ngày phát sinh | Là ngày thay đổi số tháng, bộ phận hoặc tài khoản khấu hao |
Bộ phận | Là bộ phận mới sẽ sử dụng tài sản đang được chọn |
Tài khoản | Là tài khoản chi phí mới mà người dùng muốn sử dụng |
Số tháng khấu hao | Là số tháng khấu hao mới mà người sử dụng muốn thay đổi |
Giảm tài sản
Để thực hiện chức năng này, người sử dụng chọn tài sản cần giảm, bấm Ctrl+F6
Thông tin | Diễn giải |
Ngày giảm | Là ngày giảm tài sản hay là ngày dừng tính khấu hao cho tài sản đang được lựa chọn |
Số chứng từ | Là số chứng từ giảm tài sản |
Lý do giảm | Là lý do giảm tài sản |
Muốn khôi phục lại tài sản, người sử dụng chọn tài sản muốn khôi phục, bấm Ctrl+F6, chọn Xoá.
Đăng ký công cụ, chi phí
⇑ Kế toán tài sản, công cụ, chi phí
Chức năng này cho phép đăng ký và theo dõi công cụ, dụng cụ, chi phí chờ phân bổ. Chương trình tự động tính khấu hao cho công cụ, dụng cụ, chi phí chờ phân bổ đã được đăng ký.
Thông tin | Diễn giải |
Mã tài sản | Là tập hợp các ký tự, chữ số đại diện cho công cụ, chi phí |
Thẻ tài sản | Là thẻ của công cụ, chi phí đang được khai báo |
Số hiệu | Là số hiệu của công cụ, chi phí đang được khai báo |
Tên tài sản | Là diễn giải của công cụ, chi phí đang được khai báo |
Tên tiếng Anh | Là diễn giải của công cụ, chi phí đang được khai báo bằng tiếng Anh. |
Đơn vị tính | Là đơn vị tính của công cụ, chi phí |
Số lượng | Là số lượng công cụ, chi phí đang được khai báo để tính khấu hao |
Số chứng từ | Là số chứng từ liên quan đến công cụ, chi phí đang được đăng ký |
Ngày tăng | Là ngày của chứng từ hay ngày công cụ hay ngày bắt đầu đăng ký công cụ, chi phí. |
Nhóm tài sản | Là mã nhóm tài sản chứa công cụ, chi phí đang được khai báo |
Mục đích sử dụng | Là mã mục đích sử dụng của công cụ, chi phí. Mục đích sử dụng được lấy trong danh mục mục đích sử dụng. |
Tài khoản tài sản | Là số hiệu tài khoản tương ứng với công cụ, chi phí đang được khai báo. Đăng ký tài khoản công cụ, chi phí chỉ để theo dõi và quản lý, không ảnh hưởng gì tới sổ sách kế toán của tài khoản được đăng ký. |
Bộ phận sử dụng | Là bộ phận sử dụng công cụ, chi phí đang được khai báo. Bộ phận sử dụng được lấy trong danh mục bộ phận. Khai báo này phục vụ cho việc lên báo cáokhấu hao của công cụ, chi phí theo từng mục đích hoặc bộ phận sử dụng đã được khai báo ở trên. |
Lý do | Là mã lý do tăng công cụ, chi phí. Lý do được lấy trong danh mục lý do tăng giảm công cụ, chi phí. |
Tên | Là tên của lý do hoặc diễn giải tăng công cụ, chi phí |
Nguồn vốn | Là mã của nguồn vốn hình thành lên công cụ, chi phí. Nguồn vốn được lấy trong danh mục nguồn vốn. |
Nguyên giá | Là giá trị nguyên giá của công cụ, chi phí đang được khai báo. |
Giá trị hao mòn | Là giá trị hao mòn của công cụ, chi phí đang được khai báo tính đến thời điểm khai báo trên phần mềm. Nếu công cụ, chi phí mua mới thì giá trị này bằng 0. |
Giá trị còn lại | Là giá trị còn lại của công cụ, chi phí đang được khai báo. Giá trị còn lại bằng Nguyên giá trừ đi Giá trị hao mòn. |
Giá trị tính khấu hao | Là giá trị người sử dụng đăng ký để tính khấu hao cho công cụ, chi phí. Giá trị này người sử dụng có thể khai báo bằng nguyên giá hoặc bằng giá trị còn lại của công cụ, chi phí. |
Tính khấu hao | Chỉ tiêu này có 2 lựa chọn: C- Có tính khấu hao cho công cụ, chi phí đang được đăng ký K- Không tính khấu hao cho công cụ, chi phí đang được đăng ký, |
Ngày khấu hao | Là ngày bắt đầu tính khấu hao trên phần mềm cho công cụ, chi phí đang được khai báo |
Số tháng khấu hao | Là số tháng tính khấu hao tương ứng với Giá trị tính khấu hao |
Tài khoản hao mòn | Là số hiệu tài khoản ghi nhận giá trị hao mòn của công cụ, chi phí. Đối với công cụ, chi phí, tài khoản hao mòn có thể là 142, 242,… |
Tài khoản chi phí | Là tài khoản ghi nhận chi phí khấu hao. Tùy vào bộ phận và mục đích sử dụng mà người dùng hạch toán vào tài khoản chi phí tương ứng là 6274, 6414 hay 6424 |
Mã sản phẩm | Là mã của sản phẩm, lấy trong danh mục sản phẩm công trình nếu công cụ, chi phí chỉ được sử dụng để sản xuất loại sản phẩm đó. |
Mã khoản mục | Là mã của khoản mục phí. Mã khoản mục được lấy trong danh mục khoản mục phí. Mục đích để lên báo cáo chi phí theo từng khoản mục, trong đó có khoản mục khấu hao. |
Tổng nguyên giá | Là tổng nguyên giá của những công cụ, chi phí được đăng ký trong phiếu đăng ký công cụ, chi phí hiện thời |
Giá trị hao mòn | Là tổng giá trị hao mòn của những công cụ, chi phí được đăng ký trong phiếu đăng ký công cụ, chi phí hiện thời. |
Giá trị còn lại | Là tổng giá trị còn lại của những công cụ, chi phí được đăng ký trong phiếu đăng ký hiện thời |
Khấu hao tháng | Là giá trị khấu hao tháng cho công cụ, chi phí đang được đăng ký. Khấu hao tháng bằng Giá trị tính khấu hao chia cho số tháng khấu hao. |
Trường hợp công cụ, chi phí có theo dõi dụng cụ, phụ tùng đi kèm thì cần phải nhập chi tiết số lượng, đơn giá, thành tiền. Để nhập chi tiết dụng cụ, phụ tùng của công cụ, chi phí người sử dụng di chuyển tới công cụ, chi phí cần theo dõi chi tiết, bấm Ctrl+F3, chương trình sẽ hiện lên 1 bảng cho phép nhập chi tiết dụng cụ, phụ tùng của công cụ, chi phí.
Thông tin | Diễn giải |
Tên, quy cách của dụng cụ, phụ tùng | Là tên, quy cách của dụng cụ, phụ tùng đi kèm công cụ, chi phí đang được chọn |
Tên tiếng Anh | Là tên, quy cách của dụng cụ, phụ tùng đi kèm công cụ, chi phí đang được chọn bằng tiếng Anh |
Đơn vị tính | Là đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng |
Số lượng | Là số lượng của dụng cụ, phụ tùng đi kèm |
Đơn giá | Là đơn giá của dụng cụ, phụ tùng đi kèm |
Thành tiền | Là giá trị củ dụng cụ, phụ tùng, bằng Số lượng nhân đơn giá |
Sửa công cụ, chi phí
⇑ Kế toán tài sản, công cụ, chi phí
Chức năng này cho phép người sử dụng sửa chữa giá trị công cụ, chi phí; thay đổi số tháng khấu hao, bộ phận sử dụng, tài khoản khấu hao và giảm công cụ, chi phí
- Sửa chữa giá trị công cụ, chi phí
- Thay đổi bộ phận sử dụng, số tháng khấu hao, tài khoản khấu hao
- Giảm công cụ, chi phí
Sửa chữa giá trị công cụ, chi phí
Để thực hiện chức năng này, người sử dụng chọn công cụ, chi phí cần sửa, bấm F3
Thông tin | Diễn giải |
Ngày phát sinh | Là ngày phát sinh sửa chữa công cụ, dụng cụ |
Số chứng từ | Là số chứng từ ghi nhận phát sinh sửa chữa |
Lý do | Là lý do sửa chữa của công cụ, dụng cụ |
Nguồn vốn | Là nguồn vốn cấu thành giá trị sửa chữa của công cụ, dụng cụ |
Số tiền | Là số tiền sửa chữa công cụ, dụng cụ |
Số tháng | Là số tháng tính khấu hao cho giá trị sửa chữa công cụ, dụng cụ |
Diễn giải | Là nội dung sửa chữa công cụ, dụng cụ |
Thay đổi bộ phận sử dụng, số tháng khấu hao, tài khoản khấu hao
Để thực hiện chức năng này, người sử dụng chọn công cụ, chi phí cần thay đổi, bấm Ctrl+F3
Thông tin | Diễn giải |
Ngày phát sinh | Là ngày thay đổi số tháng, bộ phận hoặc tài khoản khấu hao |
Bộ phận | Là bộ phận mới sẽ sử dụng công cụ, dụng cụ đang được chọn |
Tài khoản | Là tài khoản chi phí mới mà người dùng muốn sử dụng |
Số tháng khấu hao | Là số tháng khấu hao mới mà người sử dụng muốn thay đổi |
Giảm công cụ, chi phí
Để thực hiện chức năng này, người sử dụng chọn công cụ, chi phí cần giảm, bấm Ctrl+F6
Thông tin | Diễn giải |
Ngày giảm | Là ngày giảm công cụ, dụng cụ hay là ngày dừng tính khấu hao cho công cụ, dụng cụ đang được lựa chọn |
Số chứng từ | Là số chứng từ giảm công cụ, dụng cụ |
Lý do giảm | Là lý do giảm công cụ, dụng cụ |
Muốn khôi phục lại công cụ, chi phí, người sử dụng chọn công cụ, chi phí muốn khôi phục, bấm Ctrl+F6, chọn Xoá.
F. Kế toán tổng hợp
Phiếu kế toán
Tất cả các chứng từ không phát sinh trực tiếp đến tài khoản 111, 112 và cũng không liên quan đến mã vật tư hàng hóa nhập xuất kho thì sẽ được nhập vào phiếu kế toán trong phần mềm kế toán 3TSoft.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Tiền tệ | Là mã tiền tệ phát sinh của chứng từ |
Tỷ giá | Là tỷ giá giữa đồng tiền phát sinh của chứng từ và đồng tiền hạch toán. Nếu đồng tiền phát sinh là ngoại tệ thì tỷ giá được lấy trong danh mục tiền tệ. Nếu tỷ giá được chương trình tự động đưa ra không đúng với tỷ giá thực tế thì người sử dụng có thể sửa cho đúng với thực tế phát sinh. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý phát sinh theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý phát sinh theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ |
Ps | Là phát sinh N: Phát sinh nợ C: Phát sinh có |
Tài khoản | Là số hiệu tài khoản phát sinh của nghiệp vụ |
Nguyên tệ | Là giá trị phát sinh tương ứng với tài khoản bằng đồng tiền phát sinh của chứng từ |
Thành tiền | Giá trị này được tính bằng Nguyên tệ nhân với tỷ giá. Giá trị này có thể thay đổi khi đồng tiền phát sinh khác với đồng tiền hạch toán. |
Đối tượng | Là đối tượng phát sinh tương ứng với tài khoản đang ghi nhận. Đối tượng chỉ chọn được khi tài khoản phát sinh là tài khoản theo dõi công nợ |
Khoản mục | Là mã khoản mục phí của tài khoản đang ghi nhận. Khoản mục phí chỉ chọn được khi tài khoản phát sinh là tài khoản theo dõi khoản mục |
Sản phẩm | Là mã của sản phẩm, công đoạn hay công trình, hạng mục được xác định tương ứng với phát sinh của tài khoản đang ghi nhận. Giá trị trên cột này chỉ chọn được khi tài khoản phát sinh là tài khoản theo dõi giá thành. |
Diễn giải (VN) | Là diễn giải chi tiết của nghiệp vụ phát sinh theo tài khoản |
Chi phí không hợp lệ | Là giá trị phát sinh không có hoá đơn chứng từ đầy đủ hoặc những chi phí vượt khung quy định |
Doanh thu chưa hạch toán | Là giá trị đã được khách hàng viết hoá đơn nhưng đơn vị chưa hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc hàng hoá. |
Kèm theo chứng từ gốc | Là số lượng chứng từ gốc kèm theo phát sinh này. |
Hóa đơn hủy
Tất cả các hóa đơn giá trị gia tăng được xác định là “Hủy” sẽ được nhập vào Hóa đơn hủy trong phần mềm kế toán 3TSoft.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày kê khai | Là ngày kê khai hoá đơn thuế GTGT |
Ngày hoá đơn | Là ngày ghi trên hoá đơn thuế GTGT |
Số hoá đơn | Là số ghi trên hoá đơn thuế GTGT |
Ký hiệu | Là ký hiệu ghi trên hoá đơn thuế GTGT |
Tài khoản | Là phát sinh nợ hay phát sinh có trên tài khoản thuế GTGT. Tiếp theo là số hiệu tài khoản phát sinh. |
Mã đối tượng | Nếu đối tượng đã được đăng ký trong danh mục thì người sử dụng có thể chọn từ danh mục đối tượng. Khi đó chương trình sẽ tự động ghi nhận tên đối tượng và mã số thuế của đối tượng được chọn. |
Tên đối tượng | Là tên đơn vị phát hành hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu vào và là tên đơn vị nhận hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu ra. |
Mã số thuế | Là mã số thuế của đơn vị phát hành hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu vào và là mã số thuế của đơn vị nhận hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu ra. |
Mặt hàng | Là nội dung của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai. |
Ghi chú | Là ghi chú của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai |
Tiền hàng | Là giá trị tiền hàng của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai. |
Thuế xuất | Xác định hoá đơn này có thuế GTGT hay không? Nếu có thì thuế xuất thuế GTGT là bao nhiêu phần trăm. |
Tiền thuế | Là giá trị thuế GTGT của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai, được chương trình tự động tính toán, nếu có chênh lệch với hoá đơn thuế GTGT đang kê khai thì người sử dụng có thể sửa lại cho đúng với phát sinh thực tế. |
Hàng xuất nhập khẩu | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT không phải hàng nhập khẩu C-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT là hàng nhập khẩu |
Hàng nông sản | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT không phải hàng nông lâm thuỷ sản C-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT là hàng nông lâm thuỷ sản |
Tài sản cố định | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT không phải tài sản cố định C-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT là tài sản cố định |
Hoá đơn | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Không có hoá đơn thuế GTGT C-Có hoá đơn thuế GTGT |
Loại thuế | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
|
Điều chỉnh | Hoá đơn thuế GTGT này là hoá đơn phát sinh hay là hoá đơn bổ sung:
C-Là hoá đơn bổ sung K-Là hoá đơn phát sinh |
Dự án | Là mã dự án, công trình ghi nhận chi phí với giá trị phát sinh trên hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai. |
Hóa đơn bổ sung
Tất cả các chứng từ hóa đơn được xác định là thiếu giá trị do nhầm lẫn về số học, hay bị sót chưa kê hoặc hóa đơn về muộn mà giá trị trên tài khoản thuế giá trị gia tăng đã được xác định trong các kỳ trước thì sẽ được nhập vào Hóa đơn bổ sung trong phần mềm kế toán 3TSoft.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày kê khai | Là ngày kê khai hoá đơn thuế GTGT |
Ngày hoá đơn | Là ngày ghi trên hoá đơn thuế GTGT |
Số hoá đơn | Là số ghi trên hoá đơn thuế GTGT |
Ký hiệu | Là ký hiệu ghi trên hoá đơn thuế GTGT |
Tài khoản | Là phát sinh nợ hay phát sinh có trên tài khoản thuế GTGT. Tiếp theo là số hiệu tài khoản phát sinh. |
Mã đối tượng | Nếu đối tượng đã được đăng ký trong danh mục thì người sử dụng có thể chọn từ danh mục đối tượng. Khi đó chương trình sẽ tự động ghi nhận tên đối tượng và mã số thuế của đối tượng được chọn. |
Tên đối tượng | Là tên đơn vị phát hành hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu vào và là tên đơn vị nhận hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu ra. |
Mã số thuế | Là mã số thuế của đơn vị phát hành hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu vào và là mã số thuế của đơn vị nhận hoá đơn nếu là thuế GTGT đầu ra. |
Mặt hàng | Là nội dung của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai. |
Ghi chú | Là ghi chú của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai |
Tiền hàng | Là giá trị tiền hàng của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai. |
Thuế xuất | Xác định hoá đơn này có thuế GTGT hay không? Nếu có thì thuế xuất thuế GTGT là bao nhiêu phần trăm. |
Tiền thuế | Là giá trị thuế GTGT của hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai, được chương trình tự động tính toán, nếu có chênh lệch với hoá đơn thuế GTGT đang kê khai thì người sử dụng có thể sửa lại cho đúng với phát sinh thực tế. |
Hàng xuất nhập khẩu | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT không phải hàng nhập khẩu C-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT là hàng nhập khẩu |
Hàng nông sản | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT không phải hàng nông lâm thuỷ sản C-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT là hàng nông lâm thuỷ sản |
Tài sản cố định | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT không phải tài sản cố định C-Hàng trên hoá đơn thuế GTGT là tài sản cố định |
Hoá đơn | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
K-Không có hoá đơn thuế GTGT C-Có hoá đơn thuế GTGT |
Loại thuế | Chỉ cần xác định giá trị này khi kê khai hoá đơn thuế GTGT đầu vào.
|
Điều chỉnh | Hoá đơn thuế GTGT này là hoá đơn phát sinh hay là hoá đơn bổ sung:
C-Là hoá đơn bổ sung K-Là hoá đơn phát sinh |
Dự án | Là mã dự án, công trình ghi nhận chi phí với giá trị phát sinh trên hoá đơn thuế GTGT đang được kê khai. |
Chứng từ ngoài bảng
Tất cả các phát sinh trên tài khoản ngoài bảng sẽ được nhập vào “Chứng từ ngoài bảng” trong phần mềm kế toán 3TSoft
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Tiền tệ | Là mã tiền tệ phát sinh của chứng từ |
Tỷ giá | Là tỷ giá giữa đồng tiền phát sinh của chứng từ và đồng tiền hạch toán. Nếu đồng tiền phát sinh là ngoại tệ thì tỷ giá được lấy trong danh mục tiền tệ. Nếu tỷ giá được chương trình tự động đưa ra không đúng với tỷ giá thực tế thì người sử dụng có thể sửa cho đúng với thực tế phát sinh. |
Bộ phận | Là mã của bộ phận liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Bộ phận được chọn trong danh mục bộ phận. Nếu không quản lý phát sinh theo bộ phận thì có thể để trống. |
Hợp đồng | Là mã của hợp đồng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Hợp đồng được chọn trong danh mục hợp đồng. Nếu không quản lý phát sinh theo hợp đồng thì có thể để trống. |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ |
Ps | Là phát sinh
N: Phát sinh nợ C: Phát sinh có |
Tài khoản | Là số hiệu tài khoản ngoại bảng phát sinh của nghiệp vụ |
Mã vật tư | Là mã của vật tư hàng hóa nhận về kho. Vật tư được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến vật tư hàng hóa này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của vật tư hàng hóa đang nhận về. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp mã vật tư được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn cho đúng loại đơn vị tính của lần nhập hàng đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ hàng hóa khi nhập về. |
Số lượng | Là số lượng của vật tư hàng hóa đang nhận về. Số lượng này được ghi nhận theo Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Đơn giá | Là giá trị cho 1 đơn vị vật tư hàng hóa nhập về theo đơn vị tính và loại tiền tệ đã chọn. Đơn giá ghi theo giá nhận từ bên chuyển giao. |
Thành tiền | Giá trị này được tính bằng Đơn giá nhân Số lượng. Nếu có chênh lệch với thành tiền phát sinh trên hóa đơn thì người sử dụng có thể nhập lại để đúng với phát sinh thực tế. |
Tổng tiền | Là tổng giá trên chứng từ ngoại bảng đang thực hiện. Chương trình tự động tính toán và hiển thị để người sử dụng quản lý và theo dõi. |
G. Quản lý kho
Phiếu nhập kho
Tất cả các chứng từ nhập hàng hóa về kho nhằm phục vụ việc quản lý kho mà không liên quan đến các sổ sách kế toán thì sẽ được nhập vào Phiếu nhập kho. Cần phân biệt kho thực tế và kho kế toán.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã vật tư | Là mã của vật tư hàng hóa nhập về kho. Vật tư được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến vật tư hàng hóa này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của vật tư hàng hóa đang nhập. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp mã vật tư được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn cho đúng loại đơn vị tính của lần nhập hàng đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ hàng hóa khi nhập về |
Ghi chú | Là các thông tin chú thích về vật tư hàng hóa đang nhập |
Số lượng | Là số lượng của vật tư hàng hóa đang nhập. Số lượng này được ghi nhận theo Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Ghi chú | Là nội dung thông tin chú thích thêm cho nghiệp vụ phát sinh này |
Phiếu xuất kho
Tất cả các chứng từ xuất vật tư hàng hóa phục vụ việc quản lý kho thực tế mà không liên quan đến điều chuyển giữa các kho thì sẽ được nhập vào Phiếu xuất kho trong phần mềm kế toán 3TSoft. Cần phân biệt kho thực tế và kho kế toán.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã vật tư | Là mã của vật tư hàng hóa xuất kho. Vật tư được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến vật tư hàng hóa này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của vật tư hàng hóa xuất kho. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp mã vật tư được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn lại cho đúng loại đơn vị tính của lần xuất hàng đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ hàng hóa khi xuất kho |
Ghi chú | Là các thông tin chú thích về vật tư hàng hóa đang xuất khỏi kho |
Số lượng | Là số lượng của vật tư hàng hóa được xuất kho. Số lượng này được ghi nhận theo Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Ghi chú | Là nội dung thông tin chú thích thêm cho nghiệp vụ phát sinh này |
Phiếu xuất điều chuyển
Tất cả các chứng từ xuất luân chuyển vật tư hàng hóa giữa các kho trong nội bộ công ty mà chỉ mang tính chất quản lý kho sẽ được nhập vào Phiếu xuất điều chuyển trong phần mềm kế toán 3TSoft. Cần phân biệt kho thực tế và kho kế toán.
Thông tin | Diễn giải |
Ngày lập phiếu | Là ngày ghi nhận chứng từ vào chương trình |
Ngày chứng từ | Là ngày phát sinh thực tế của chứng từ |
Số | Là số của chứng từ đang thực hiện |
Đối tượng | Là mã của đối tượng liên quan trực tiếp tới phát sinh của chứng từ này. Đối tượng được chọn trong danh mục đối tượng. Nếu đối tượng được chọn có tên và địa chỉ đầy đủ thì chương trình sẽ ghi nhận tương ứng vào Ông bà và địa chỉ của chứng từ phát sinh. |
Diễn giải (VN) | Là nội dung của chứng từ đang thực hiện |
Mã vật tư | Là mã của vật tư hàng hóa xuất chuyển kho. Vật tư được chọn trong Danh mục Vật tư hàng hóa. Các thông tin có liên quan đến vật tư hàng hóa này sẽ được chương trình ghi nhận tương ứng vào Tên vật tư và Đơn vị tính. |
Đơn vị tính | Là đơn vị đo lường của vật tư hàng hóa xuất chuyển kho. Được chương trình tự động lấy ra từ danh mục vật tư hàng hóa đã khai báo. Đối với trường hợp mã vật tư được khai báo có nhiều đơn vị tính thì người sử dụng có thể lựa chọn lại cho đúng loại đơn vị tính của lần xuất chuyển kho đang thực hiện. |
Kho | Là mã của kho lưu trữ hàng hóa đang xuất kho |
Ghi chú | Là các thông tin chú thích về vật tư hàng hóa đang xuất khỏi kho |
Số lượng | Là số lượng của vật tư hàng hóa được xuất chuyển kho. Số lượng này được ghi nhận theo Đơn vị tính đã lựa chọn. |
Kho nhập | Là mã của kho nhận vật tư hàng hóa chuyển về |
Ghi chú | Là nội dung thông tin chú thích thêm cho nghiệp vụ phát sinh này |
Hàng nghìn doanh nghiệp đã và đang sử dụng các tính năng tiện ích của 3TSoft. Họ đã tìm thấy giải pháp cho các công việc kế toán của mình. Còn Bạn? Hãy bấm máy và liên hệ ngay với Chúng tôi để sở hữu một phần mềm kế toán hiệu quả và hữu ích.