Site icon Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K – Chi nhánh miền bắc

Chuyển giá – Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường khi phân tích so sánh và loại trừ khác biệt

Chuyển giá - Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường khi phân tích so sánh và loại trừ khác biệt

Chuyển giá - Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thị trường khi phân tích so sánh và loại trừ khác biệt

Căn cứ pháp lý

Theo quy định tại nghị định 20/2017/NĐ-CP thì khi phân tích so sánh để so sánh, xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ khác biệt trọng yếu theo các yếu tố so sánh và phải phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết.

Yếu tố so sánh:

Cụ thể:

1. Đặc tính sản phẩm

Bao gồm các đặc tính có ảnh hưởng chủ yếu đến giá của sản phẩm. Các yếu tố phản ánh đặc tính sản phẩm chủ yếu bao gồm:

Đặc tính hàng hóa hữu hình như đặc tính vật lý, chủng loại sản phẩm, chất lượng, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm, độ tin cậy, tính sẵn có và sản lượng cung cấp; đặc tính dịch vụ như bản chất, mức độ phức tạp, chuyên môn và phạm vi dịch vụ; đặc tính tài sản vô hình như hình thức chuyển giao, loại hình tài sản, hình thức sở hữu, thời hạn, mức độ bảo vệ, thời gian chuyển giao, các quyền được chuyển giao và các lợi ích có thể thu được từ việc sử dụng tài sản vô hình.

Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp độc lập chuyên sản xuất khăn bông các loại (100% sợi bông), trong đó khăn bông loại A kích cỡ 120 cm x 60 cm.

Công ty M là công ty con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam chuyên sản xuất khăn bông các loại (100% sợi bông), trong đó khăn bông loại A kích cỡ 121 cm x 60 cm để bán (xuất khẩu) cho công ty mẹ tại nước ngoài.

Giả định: Các yếu tố khác phản ánh đặc tính của cả 2 sản phẩm khăn bông của hai công ty A và M là tương đương.

Phân tích so sánh:
Sản phẩm khăn bông của doanh nghiệp A và công ty M được coi là sản phẩm có đặc tính sản phẩm tương đương (sự khác biệt 1 cm chiều dài khăn là không trọng yếu).

2. Chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh

a. Chức năng hoạt động của Doanh nghiệp

Bao gồm

Ví dụ 1: Công ty N (là bên liên kết tại Việt Nam của công ty đa quốc gia X) trong năm 200x có một số thông tin sau:

Ví dụ 2: Tiếp theo ví dụ 1 nêu trên, giả sử công ty N, ngoài việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược có làm thêm dịch vụ đại lý nhập khẩu và phân phối dược phẩm tại Việt Nam cho công ty mẹ X.

Hoạt động đại lý là một chức năng bổ sung mà công ty N đã thực hiện, đã bỏ chi phí và chịu rủi ro của ngành kinh doanh dịch vụ đại lý. Hoạt động này là giao dịch liên kết của công ty N. Trường hợp này, công ty N phải xác định và kê khai doanh thu hoa hồng đại lý theo các phương pháp xác định giá thị trường được quy định tại thông tư 41/2017/TT-BTC

Ví dụ 3: Công ty M là công ty đa quốc gia tại nước ngoài có giao dịch bán buôn điện thoại di động T theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đã được đăng ký tại Việt Nam với công ty A là bên liên kết và Công ty B là công ty độc lập.

Công ty A thực hiện phân phối bán lẻ điện thoại di động T, cấp thẻ bảo hành cho mỗi điện thoại bán ra và trực tiếp thực hiện dịch vụ bảo hành,

Công ty B thực hiện phân phối bán lẻ điện thoại di động T, cấp thẻ bảo hành cho mỗi điện thoại bán ra nhưng không thực hiện dịch vụ bảo hành mà thoả thuận sẽ thanh toán cho công ty A 5 USD đối với mỗi điện thoại do công ty A thực hiện sửa chữa trong thời gian bảo hành.

Khi so sánh giao dịch liên kết giữa A và M với giao dịch độc lập giữa B và M, công ty A phải phân tích so sánh chức năng giữa công ty A và công ty B và loại trừ khác biệt:

b. Tài sản của Doanh nghiệp bao gồm
c. Rủi ro chính trong kinh doanh gồm

3. Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch:

Bao gồm các quy định hoặc giao ước về trách nhiệm, quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch kinh doanh. Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch sau đây được gọi là “điều kiện hợp đồng” chủ yếu bao gồm:

Ví dụ: Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kiểm tra chất lượng, hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ quảng cáo, khuyến mại…

Trong mọi trường hợp dù có hay không có hợp đồng bằng văn bản, căn cứ xác định các điều kiện hợp đồng là các sự kiện thực tế hoặc các dữ liệu tài chính, kinh tế phản ánh bản chất của giao dịch.

4. Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch:

Bao gồm các yếu tố về điều kiện kinh tế trên thị trường tại thời điểm diễn ra giao dịch ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch sau đây được gọi là “điều kiện kinh tế” chủ yếu bao gồm:

Ví dụ: Giao dịch thuộc hoạt động bán buôn, bán lẻ thông thường, phân phối độc quyền, sự phân đoạn thị trường theo đối tượng tiêu dùng sản phẩm.

Exit mobile version