fbpx
  • facebook
  • youtube
  • pinterest
  • CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG - T.D.K
  • T.D.K - 升龍審計和定價有限公司
  • Thang Long - T.D.K Auditing And Valuation Company Limited

Chế độ hưu trí, điều kiện, thủ tục hồ sơ hưởng lương hưu

Văn bản pháp luật áp dụng:

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
  • Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động do quốc hội ban hành
Điều kiện hưởng lương hưu

1. Điều kiện hưởng lương hưu cơ bản

Tuổi Thời gian đóng BHXH Điều kiện khác
Nam Nữ
60 tuổi 55 tuổi 20 năm trở lên 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
50 đến 55 tuổi 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò
Không quy định độ tuổi Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
(Có thời gian đống BHXH từ đủ 20 năm trở lên)

Năm nghỉ hưởng lương hưu Tuổi Mức suy giảm khả năng lao động Điều kiện khác
Nam Nữ
01/01/2016 51 tuổi 46 tuổi Từ 61% đến 80% Không
01/01/2017 52 tuổi 47 tuổi
01/01/2018 53 tuổi 48 tuổi
01/01/2019 54 tuổi 49 tuổi
01/01/2020 trở đi 55 tuổi 50 tuổi
Không phân biệt 50 tuổi 45 tuổi Từ 81% trở lên Không
Không phân biệt 61% trở lên 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc (đặc biệt) nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

3. Điều kiện hưởng lương hưu đối với sỹ quan, quân nhân, người làm công tác cơ yếu

Tuổi Số năm đóng BHXH Điều kiện khác
Nam Nữ
55 tuổi 50 tuổi Đủ 20 năm trở lên Không
Từ 50 tuổi đến 55 tuổi Từ 45 tuổi đến 50 tuổi 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
Không phân biệt Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

4. Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

  • Tuổi: 55 tuổi
  • Thời gian đóng BHXH: từ 15 năm đến dưới 20 năm

Lưu ý: Việc xác định là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được căn cứ vào thời điểm trước khi nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

5. Mức hưởng chế độ lương hưu hàng tháng:
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu được quy định cụ thể như sau:

Lao động Thời gian Mức hưởng Nghỉ hưu trước tuổi
Số năm đóng BHXH Tỷ lệ hưởng Năm đóng thêm BHXH Tỷ lệ trừ Tháng lẻ
≤ 6 tháng > 6 tháng
Nam/ Nữ 01/01/2016 – trước 01/01/2018 15 45% + 2%/năm Tối đa 75% 2%/năm Trừ 1% Không giảm trừ
+ 3%/năm
Nữ 01/01/2018 trở đi 15 45% + 2%/năm – Tối đa 75%
Nam 2018 16
2019 17
2020 18
2021 19
2022 trở đi 20

Ví dụ 1: Lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi và trước năm 2018
Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:

» 15 năm đầu được tính bằng 45%;
» Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
» 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
» Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
» Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% – 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 2: Lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi và sau 2018
Bà K bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 01/2019 khi đủ 50 tuổi 01 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:

» 15 năm đầu được tính bằng 45%;
» Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
» Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%
» Bà K nghỉ hưu khi 50 tuổi 01 tháng (nghỉ hưu trước tuổi 55 là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 2% x 4 + 1% = 9%;
» Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% – 9% = 62%.

6. Thời điểm hưởng lương hưu

Điều kiện xác định Thời điểm hưởng
Xác định được ngày/tháng/năm sinh là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu
Chỉ xác định được năm sinh là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu
Khi suy giảm khả năng lao động tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động
NLĐ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (*) là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu

(*)
– Trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc là quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan BHXH.
– Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

7. Hồ sơ hưởng lương hưu
a. Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc

  1. Sổ bảo hiểm xã hội
  2. Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởng chế độ hưu trí

Trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do suy giảm mức lao động hoặc bị nhiễm HIV/AIDS phải có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền

b. Người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH

  1. Sổ bảo hiểm xã hội
  2. Đơn đề nghị hưởng lương hưu

– Trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù phải có thêm Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu.

– Trường hợp xuất cảnh trái phép phải có thêm Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp.

– Trường hợp người mất tích trở về phải có thêm Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.
8. Giải quyết chế độ hưởng lương hưu

a. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

b. NLĐ tham gia BHXH tự nguyện
Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ban tư vấn ThangLong-TDK-MB

Chia sẻ để thành công

ThangLong-TDK-MB

Sứ mệnh của Chúng tôi là cung cấp dịch vụ có chất lượng vượt trội, giá thành hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu và lợi ích chính đáng của khách hàng. Chúng tôi luôn đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển và cam kết trở thành “Người đồng hành tin cậy”.
Hỗ trợ Online